- Thời gian ngủ hợp lý cho từng độ tuổi
- Tại sao chúng ta ngủ nhiều hơn bình thường?
- Rối loạn giấc ngủ
- Ngưng thở khi ngủ
- Suy giáp
- Sử dụng rượu
- Chứng ngủ rũ
- Di truyền
- Dùng thuốc
- Lo âu, trầm cảm
- Ngủ nhiều hơn bình thường có sao không? Tác hại của việc ngủ quá nhiều
- Béo phì
- Luôn uể oải và mệt mỏi
- Khó tập trung
- Ảnh hưởng đến tâm trạng
- Giảm khả năng nhận thức
- Rối loạn nhịp sinh học
- Trầm cảm, sức khỏe tinh thần suy giảm
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim mạch
- Đau đầu
- Đau lưng
- Mắc các bệnh thoái hóa
- Tăng nguy cơ đột quỵ
- Giảm chức năng sinh sản
- Có hại cho hệ tiêu hóa
- Tăng nguy cơ tử vong
- Cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều hơn bình thường
Ngủ nhiều hơn bình thường có sao không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Giấc ngủ là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi sau một ngày dài làm việc, học tập. Một giấc ngủ ngon và sâu là cách tự nhiên giúp chúng ta phục hồi sức khỏe và tăng thêm năng lượng cho ngày mới. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh. Vậy ngủ nhiều hơn bình thường có sao không? Hãy cùng Công ty Nệm Thắng Lợi tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé.
Thời gian ngủ hợp lý cho từng độ tuổi
Theo các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ, mỗi lứa tuổi có thời gian ngủ hợp lý khác nhau. Theo đó, tổng thời gian ngủ hợp lý cho từng lứa tuổi như sau:
- Từ 0 – 3 tháng tuổi: Cần ngủ đủ giấc từ 14 – 17 tiếng mỗi ngày.
- Từ 4 – 11 tháng tuổi: Cần ngủ đủ giấc từ 12 – 15 tiếng mỗi ngày.
- Từ 1 – 2 tuổi: Cần ngủ 11 – 14 tiếng mỗi ngày.
- Từ 3 – 5 tuổi: Cần ngủ đủ giấc từ 10 – 13 tiếng mỗi ngày.
- Từ 6 – 13 tuổi: Cần ngủ đủ giấc từ 9 – 11 tiếng mỗi ngày.
- Từ 14 – 17 tuổi: Cần ngủ đủ giấc 8 – 10 tiếng mỗi ngày.
- Từ 18 – 25 tuổi: Nên ngủ đủ giấc 7 – 9 tiếng mỗi ngày.
- Từ 26 – 64 tuổi: Ngủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày.
- Trên 65 tuổi: Ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
Thời gian ngủ hợp lý cho từng độ tuổi
Tại sao chúng ta ngủ nhiều hơn bình thường?
Có nhiều lý do khiến chúng ta ngủ nhiều hơn bình thường. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
Rối loạn giấc ngủ
Âm thanh ồn ào, đèn sáng, sử dụng chất kích thích… gây rối loạn giấc ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và ngủ nhiều hơn vào ngày hôm sau.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khiến bạn tạm thời ngừng thở trong khi ngủ. Kết quả là ngáy và nghẹt thở vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày.
Suy giáp
Tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến chúng ta buồn ngủ, ngay cả khi đã ngủ đủ giấc vào ban đêm.
Sử dụng rượu
Các chất kích thích như rượu có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây ngưng thở khi ngủ, khiến bạn ngủ nhiều hơn và cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày.
Chứng ngủ rũ
Những người mắc chứng ngủ rũ có xu hướng cảm thấy buồn ngủ và không thể duy trì sự tỉnh táo trong ngày.
Di truyền
Một số người bị đột biến gen hiếm gặp ngủ nhiều hơn bình thường.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc cảm cúm,… có tác dụng an thần, gây buồn ngủ. Vì vậy, sử dụng các loại thuốc này sẽ khiến bạn ngủ nhiều hơn bình thường.
Lo âu, trầm cảm
Lo lắng quá mức hay trầm cảm cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và ngủ nhiều hơn bình thường nhưng không đúng giấc.
Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta ngủ nhiều hơn bình thường
Ngủ nhiều hơn bình thường có sao không? Tác hại của việc ngủ quá nhiều
Ngủ quá nhiều gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, điển hình là:
Béo phì
Theo nhiều nghiên cứu, những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi ngày có nguy cơ béo phì cao hơn khoảng 21% so với những người ngủ bình thường.
Luôn uể oải và mệt mỏi
Ngủ quá nhiều hoặc nằm quá lâu sẽ khiến máu lưu thông ứ đọng, cơ bắp cảm thấy khó chịu, tê cứng và đau nhức. Lúc này bạn sẽ thiếu động lực để hoạt động và cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ cơ xương.
Khó tập trung
Ngủ quá nhiều làm tăng tốc độ lão hóa của tế bào não. Bởi vì ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến giấc ngủ bị xáo trộn vào ban đêm, dẫn đến không ngủ đủ giấc để nuôi dưỡng và phục hồi não bộ. Điều này khiến bạn khó tập trung vào công việc, ngay cả những công việc đơn giản.
Ngủ nhiều hơn bình thường khiến bạn khó tập trung
Ảnh hưởng đến tâm trạng
Ngủ quá nhiều còn gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, gây ra những thay đổi trong hệ thống hormone và ảnh hưởng đến tâm trạng. Bạn dễ cảm thấy buồn bã, mệt mỏi hoặc thiếu tỉnh táo.
Giảm khả năng nhận thức
Ngủ quá nhiều khiến các dây thần kinh của não không hoạt động, từ đó gây suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy và khả năng nhận thức.
Rối loạn nhịp sinh học
Ngủ quá nhiều có thể khiến các cơ quan trong cơ thể bắt đầu gặp trục trặc và do đó hoạt động kém hiệu quả.
Trầm cảm, sức khỏe tinh thần suy giảm
Ngủ quá nhiều được coi là một triệu chứng tiềm ẩn của bệnh trầm cảm. Theo một nghiên cứu trên người lớn tuổi, những người ngủ hơn 10 giờ có sức khỏe tâm thần kém hơn những người ngủ 7-8 giờ bình thường. Một nghiên cứu khác cho thấy điều hòa giấc ngủ khoa học là một yếu tố quan trọng trong điều trị trầm cảm.
Bệnh tiểu đường
Ngủ quá nhiều và không tập thể dục sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Lúc này, cơ thể tích tụ quá nhiều chất béo có thể gây kháng insulin hoặc giảm khả năng sản xuất insulin, dẫn đến tăng lượng đường trong máu và đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tim mạch
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, những người ngủ hơn 8 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị đau thắt ngực cao gấp đôi và có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn người bình thường.
Đau đầu
Ngủ quá nhiều làm gián đoạn hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin, gây đau đầu.
Ngoài ra, ngủ nhiều vào ban ngày sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, có thể khiến bạn bị đau đầu vào sáng hôm sau.
Đau lưng
Ngủ quá nhiều, không vận động, nằm sai tư thế hoặc ngủ trên nệm cứng… khiến cơ bắp bị căng, khiến tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn.
Mắc các bệnh thoái hóa
Theo một nghiên cứu ở Tây Ban Nha, những người ngủ nhiều có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Một nghiên cứu khác cho thấy ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Theo một nghiên cứu, những người ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 46% so với những người ngủ bình thường.
Ngủ nhiều hơn bình thường làm tăng nguy cơ đột quỵ
Giảm chức năng sinh sản
Các nhà nghiên cứu tin rằng ngủ nhiều hay ít hơn bình thường có thể ảnh hưởng đến hormone và chu kỳ sinh học, từ đó làm giảm khả năng sinh sản.
Có hại cho hệ tiêu hóa
Sau một đêm dài, dạ dày của bạn trở nên trống rỗng. Nếu bạn tiếp tục ngủ thêm giờ đồng nghĩa với việc bỏ bữa sáng, điều này sẽ khiến axit dạ dày tăng cao. Lâu dần sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, loét tá tràng,…
Tăng nguy cơ tử vong
Ngủ quá nhiều gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như béo phì, trầm cảm, bệnh tim, đột quỵ,… những bệnh này đều làm tăng nguy cơ tử vong.
Cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều hơn bình thường
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn ngủ một cách khoa học, tránh ngủ quá nhiều gây hại cho sức khỏe.
- Tắt tất cả các thiết bị điện tử như TV, điện thoại, máy tính,… khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Vì các thiết bị này phát ra ánh sáng xanh nên khiến cơ thể tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.
- Nếu đã đến giờ đi ngủ mà bạn vẫn chưa buồn ngủ, bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách, viết nhật ký hoặc nghe nhạc,… cho đến khi cảm giác buồn ngủ tự nhiên ập đến, lúc này bạn sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ. và ngủ ngon hơn.
- Trước khi đi ngủ, bạn có thể vận động nhẹ nhàng từ 10 đến 15 phút để hỗ trợ lưu thông máu, giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Lưu ý, tuyệt đối không nên vận động quá mạnh vì sẽ khiến bạn khó ngủ.
- Thời gian đi ngủ và thức dậy cần phải nhất quán. Hãy lập ra một lịch trình cho bản thân và thực hiện nó mỗi ngày để đảm bảo bạn ngủ đủ giấc.
Ngủ nhiều hơn bình thường có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh thời gian ngủ phù hợp để luôn có sức khỏe và tinh thần tốt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Công ty Nệm Thắng Lợi.
Xem thêm: Bạn có biết tác hại của việc đặt báo thức nhiều lần khi ngủ không?
Ý kiến bạn đọc (0)