Xu hướng

Phân biệt các loại bột mì làm bánh thông dụng như số 8, số 11, số 13…

14
Phân biệt các loại bột mì làm bánh thông dụng như số 8, số 11, số 13…

Phân biệt các loại bột mì số 8, số 11, số 13 về sự khác nhau và cách sử dụng giúp bạn sử dụng bột làm bánh hay chế biến món ăn sẽ ngon hơn, hấp dẫn hơn. Hãy tham khảo bài viết này, nếu bạn chưa hiểu rõ về các loại bột mì nhé! 

phan-biet-cac-loai-bot-mi-0Có nhiều loại bột mì

1. Bột mì là gì? Phân biệt các loại bột mì thông dụng nhất

Bột mì là gì? Công dụng của bột mì

Bột mì được sản xuất bằng cách xay nhuyễn từ hạt lúa mì hoặc từ các loại ngũ cốc khác nhau. Trong quá trình này, phần vỏ cám và phôi sẽ được tách ra và phần còn lại của lúa mì chình là nội nhũ được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp.

Bột mì là một nguyên liệu quan trọng trong việc làm bánh: bánh mì, bánh bao, món ăn vặt… Một số người còn sử dụng bột mì như chất phụ liệu trong quá trình nấu ăn, như tẩm gà chiên, tôm chiên… Hiện nay, bột mì rất phổ thông và dễ tìm mua ở tất cả các cửa hàng, siêu thị. 

Tuy nhiên, bột mì được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người, cũng như cân nhắc thêm hàm lượng dưỡng chất của sản phẩm. 

Đặc điểm của bột mì bao gồm:

  • Tạo độ đặc, độ chắc cho thành phẩm bánh
  • Chất kết dính cho thực phẩm khi chế biến
  • Góp phần tạo độ đục cho phần nhân bánh dạng kem
  • Giúp tăng độ bóng cho các loại hạt
  • Tạo gel cho kẹo singum
  • Được xem là một loại hoạt chất mang tính ổn định cho các sản phẩm đồ uống
  • Giúp làm đặc các loại thịt, kết dính trong nhân bánh bao hoặc súp

Không phải ai cũng có thể phân biệt các loại bột mì cũng như phân chia công dụng sản phẩm để lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-1Bột mì được sản xuất bằng cách xay nhuyễn từ hạt lúa mì hoặc từ các loại ngũ cốc

Phân biệt các loại bột mì thông dụng

Bột mì số 8

Đầu tiên là bột mì số 8, đây được xem là một loại bột khá phổ thông. Bột được trộn từ lúa mì cứng và lúa mì mềm, không chứa các thành phần bột nổi, có độ ẩm khá cao với hàm lượng protein thấp, chỉ dao động từ 8 đến 9%. 

Loại bột này sẽ phù hợp với các loại bánh cần độ mềm, xốp như bánh su kem, các loại bánh ngọt… Bột số 8 có màu trắng tinh, khi chạm vào có độ mịn và bột khá nhẹ.

Bột mì số 11 (All Purpose Flour)

Bột số 11 được xem là loại bột mì có hàm lượng protein khá cao, phù hợp với việc làm các loại bánh mì gối, đế của bánh pizza, baguette, bánh mì… Bột mì số 11 sẽ cho ra thành phẩm bánh có độ cứng vừa phải, kết cấu vững chắc và tạo độ dẻo dai hơn khi sử dụng bột số 8.

Bột mì số 11 được xem là một loại bột mì đa dụng có thể làm ra hầu hết mọi loại bánh. Với hàm lượng protein gluten khá cao chứa trong bột, sẽ có sự tương tác tốt với men ủ, để tạo nên độ nở và sự dẻo dai cho bánh mì.

Bột mì số 13

Đây là một loại bột được xay mịn từ lúa mì, chứa hàm lượng protein và gluten khá cao, có thể lên đến 13%, tỷ lệ hút nước dao động từ 65 đến 67%.

Vì những đặc điểm trên, khi sử dụng bột mì số 13, thành phẩm sau cùng sẽ có một độ dẻo dai vừa phải và kết cấu cứng giòn, vững chắc.

Cake flour

Khi phân biệt các loại bột mì, bạn không thể bỏ qua Cake Flour. Đây là loại bột mì được làm từ hạt lúa mì mềm xay nhuyễn mịn, với hàm lượng tinh bột cao và lượng protein thấp, chỉ dao động từ 7 đến 8,5%. 

Hàm lượng protein cuả loại bột này thấp nhất trong tất cả các loại bột. Với mắt thường bạn sẽ thấy bột rất mịn và có thể quan sát những hạt nhỏ li ti.

Bột cake flour thường được tẩy trắng, để các phân tử trong bột liên kết với nước được tốt hơn. Loại bột này thích hợp để làm một số loại bánh cần độ xốp và mềm, chẳng hạn như: bánh gato Đài Loan, bánh cuộn, Chiffon, Angel food cake…

Self – Rising Flour

Self – rising flour là một loại bột bánh tự nở, trong thành phần bột đã có trộn sẵn với baking powder và muối. Ứng dụng của loại bột này trong thực tế lại bị hạn chế khá nhiều, chỉ thích hợp cho việc làm bánh cookie, bánh quy…. 

Do việc trộn sẵn baking powder vào trong bột nên nếu để quá lâu, tác dụng sử dụng của bột sẽ giảm sút, một số trường hợp thành phẩm bánh sau khi làm không thể nở như mong muốn.

Pastry Flour

Bột Pastry Flour là loại bột mì được làm từ bột lúa mì mềm, hàm lượng protein cũng thuộc loại thấp chỉ dao động từ 8 đến 10%. Để phân biệt các loại bột mì khác thì bột Pastry Flour không chứa chất tẩy trắng, nên màu của bột có phần hơi ngà. Pastry Flour có độ đàn hồi vừa phải nên sẽ giúp bạn giữ lớp bơ khi làm các loại bánh như: pie crust, croissants…

Bên cạnh đó, với tính chất mềm mịn, bột còn có thể dụng để làm nguyên liệu phụ tẩm bột cho các loại thực phẩm khác, giúp món ăn trở nên giòn tan và hấp dẫn hơn, chẳng hạn như khoai tây chiên, cá viên chiên…

Whole Wheat Flour

Whole Wheat Flour được gọi là bột mì nguyên cám, thành phần bột được xay nhuyễn nguyên hạt lúa mì. Do đó, bột mì Whole Wheat Flour sẽ có màu nâu nhạt vì có cám được nghiền cùng. Hàm lượng protein của whole wheat flour lên đến 14%.

Bột mì whole wheat flour là một loại bột rất tốt cho sức khỏe con người vì trong bột có chứa cả phần vỏ của hạt lúa mì, thay vì các loại bột khác chỉ có mỗi phần lõi bên trong. Dưỡng chất ở trong bột được giữ trọn vẹn hơn so với các loại bột thông thường. 

Với loại bột này, bạn có thể dùng để làm sandwich ăn kèm với mứt hoặc bơ. Đây là thành phần bột thích hợp với việc làm các loại bánh ăn kiêng, hỗ trợ người bị bệnh tim mạch, tiểu đường….

Bran Flour

Bột bran flour là loại bột được làm từ vỏ màng của hạt lúa mì, bran có nghĩa là cám. Đây là thành phần được dùng làm bột ngũ cốc hoặc các loại bánh mì nguyên cám tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là người ăn kiêng.

Oat Flour

Oat Flour còn được gọi là bột yến mạch, loại bột này được làm trực tiếp từ yến mạch. Bột mì oat flour thường được dùng làm rolles oats, oat bran….

Buckwheat Flour

Buckwheat Flour còn được gọi là bột kiều mạch, là loại bột thường được dùng để làm bánh pancake hoặc crepe. Loại mì soba nổi tiếng của Nhật cũng được làm từ buckwheat. Tại Việt Nam, kiều mạch còn được gọi là hạt tam giác mạnh. Trong thành phần bột, lượng gluten khá thấp, không phù hợp với món bánh cần độ giòn, cứng mà chỉ ưu tiên làm bánh mềm.

Durum Flour

Durum Flour còn được gọi là Semolina, là loại bột được làm từ hạt durum – lúa mì cứng. Đây là nguyên liệu để làm nên cọng mì spaghetti hoặc những loại mì Ý khô. Trong việc nước bánh, thì loại bột này cũng được dùng để làm các loại bánh mì đến từ đất nước Ý. 

Tên loại bột Hàm lượng protein  Ứng dụng
Bột mì số 8 8-9% Bánh ngọt, bánh bông lan, bánh su kem, cupcake, muffin, waffle,…
Bột mì số 11 11-12% Bánh mì, bánh pizza, bánh mì gối, bánh rán, bánh tart, bánh donut
Bột mì số 13  13% Bánh mì giòn, đế bánh pizza,…
Cake flour 7-8,5% Bánh gato, bánh cuộn, bánh Chiffon
Self-rising flour 7-8,5% Bánh cookies, bánh quy
Pastry flour 8-10% Bánh tart, bánh croissant
Whole Wheat Flour 14% Bánh mì nguyên cám, sandwich
Bran Flour 14% Bánh ngũ cốc, bánh mì nguyên cám
Oat Flour 14% Rolles oats, oat bran
Buckwheat Flour 10% Bánh pancake, crepe, mì soba
Durum Flour 14% Mì spaghetti, bánh mì Ý

2. Các loại bánh đơn giản dễ làm

Bên cạnh việc phân biệt các loại bột mì, chắc hẳn bạn cũng sẽ cần tìm kiếm phương thức làm những loại bánh đơn giản ngay tại nhà bằng bột mì. Chẳng hạn như: Cookie, bánh rán, bánh bông lan…

Để làm bánh cookie ngay tại nhà, bạn cần phải chuẩn bị loại bột mì tương thích. Bột mì là thành phần quan trọng nhất trong việc làm bánh quy cookie, nó sẽ ảnh hưởng đến độ cứng giòn của bánh, giúp cho cấu trúc vỏ bánh thêm dẻo dai, tạo ra khuôn bánh đẹp mắt. 

Khi làm cookie, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại bột mì có hàm lượng protein đạt 8% để tạo độ mềm, chảy khi nhào nặn bánh. Nên sử dụng bột Cake Flour để làm cookie, nếu không có bạn có thể thay thế bằng bột mì số 8 hoặc bột mì số 11. 

Bên cạnh về điều kiện lựa chọn bột, việc chiếc bánh thành phẩm được làm ra ngon hay dở cũng phụ thuộc vào cách bạn nhào bột, hàm lượng đường và chất béo được trộn lẫn. Để làm bánh cookie trứng đơn giản tại nhà, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Bơ lạt – 50 gram
  • Đường – 30 gram
  • Trứng gà – 01 quả
  • Bột Cake Flour – 10 gram
  • Bột hạnh nhân – 10 gram
  • Màu thực phẩm – 2ml(màu vàng và màu cam)
  • Tinh chất vani – 2ml;
  • Muối – 3 gram

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đánh tan bơ

Bạn cho hết 50 gram bơ lạt vào tô, dùng cái phới hoặc máy để đánh tan bơ cho đến khi nhuyễn mịn

phan-biet-cac-loai-bot-mi-20Đánh tan bơ

Bước 2: Trộn bơ với một số nguyên liệu đã chuẩn bị

Cho 30 gram đường vào trong phần bơ vừa đánh, bỏ thêm chút muối và hòa tan với bơ. Đập vỡ trứng và chia thành ba phần, cho từng phần lần lượt và hỗn hợp bơ và trộn đều. Phần trứng cuối cùng bạn trộn thêm 2ml tinh chất vani rồi mới đổ vào hỗn hợp chung. Tiếp tục trộn đều cho đến khi phần nguyên liệu này sánh mịn.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-2Trộn bơ với các nguyên liệu

Bước 3: Trộn bột

Bạn rây 50 gram bột cake flour và 10 gram bột hạnh nhân đều vào phần hỗn hợp vừa trộn xong. Trộn đều tất cả nguyên liệu để tạo ra sự đồng nhất. Tiếp chục cho phần bột mịn vào túi bắt kem và bắt đầu khâu tạo hình cho bánh quy cookie.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-3Trộn bột

Bước 4: Trộn màu

Dùng một ít hỗn hợp bột đã trộn, khoảng 10 gram ra một chén nhỏ. Cho 1-2 giọt màu thực phẩm màu vào trong bột để tạo màu của sản phẩm sau khi nướng sẽ đẹp mắt hơn, trộn đều màu đến khi cho ra màu ưng ý nhất.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-4Trộn màu

Bước 5: Tạo hình và đem bánh đi nướng

Bạn bật lò nước ở nhiệt độ 180 độ C trước khoảng 15 phút để cho lò ổn định. Bắt tạo hình phần bột bánh ra mâm theo hình tròn hoặc bất cứ hình dạng gì bạn muốn, mỗi phần cách nhau khoảng 2 đến 3 cm để chừa không gian bánh nở. Cho tiếp phần bột màu vàng lên lớp trên bề mặt. Tiếp tục làm cho đến hết phần bột đã trộn.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-5Tạo hình và đem bánh đi nướng

Nướng bánh ở nhiệt độ 160 trong vòng 13 đến 15 phút. Để thành phẩm bánh được ngon và giữ nguyên dinh dưỡng, bạn nên kiểm tra bánh liên tục, đến khi bánh chuyển dần sang màu nâu vàng thì nghĩa là đã chín.

Bước 6:  Thưởng thức mẻ bánh cookie

phan-biet-cac-loai-bot-mi-6Thưởng thức mẻ bánh cookie

Bạn lấy bánh ra khỏi lò và đợi nguội sau 15 phút là có thể dùng bánh rồi nhé!

Cách làm bánh bông lan cơ bản tại nhà

Nguyên liệu:

  • Bột mì – bột high wheat Flour(đong khoảng một chén ăn cơm – 100gram)
  • Bột bắp – 20 gram(đong khoảng 02 muỗng canh)
  • Sữa – 40 ml(đong khoảng 2,5 muỗng canh)
  • Dầu ăn -40 ml (đong khoảng 2,5 muỗng canh)
  • Trứng gà – 6 quả
  • Muối – ¼ muỗng cà phê
  • Nước cốt chanh – 5 giọt
  • Đường – 120g(đong khoảng ⅔ chén cơm)

Các bước:

Bước 1: Tách trứng, ray bột vào hỗn hợp trứng và trộn đều

Bạn tách riêng 6 quả trứng thành lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tiếp tục lấy bột mì và bột bắp ray dần vào phần lòng đỏ trứng. Tiếp tục cho sữa tươi và dầu ăn vào hỗn hợp và trộn nhẹ nhàng.

Bước 2: Xử lý phần trắng trứng

Cho ¼ muỗng muối và nước cốt chanh vào lòng trắng và đánh bông lên. Bạn có thể đánh bằng tay hoặc dùng bằng máy. Đến khi phần trắng trứng được bông xốp và có chóp như hình ảnh bên dưới.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-7 Xử lý phần trắng trứng

Bước 3: Trộn hai phần lòng trắng và lòng đỏ lại với nhau

Cho ⅓ lòng trắng trứng trộn chung với lòng đỏ, nên cho từ từ không nên đổ cùng một lần, bột sẽ không dung nạp và hỗn hợp trứng vừa làm dễ bị xẹp, không nở. Do đó bạn cần thoải mái để đánh lòng đỏ trứng một cách hết sức nhẹ nhàng.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-8 Trộn hai phần lòng trắng và lòng đỏ lại với nhau

Bước 4: Đặt giấy nướng vào nồi cơm điện và đổ hỗn hợp vào nồi

Khi sử dụng giấy nướng để hấp bánh bông lan, bạn nên lấy tăm quây quấn vài vòng cho đến khi hết bọt khí, bạn sẽ có độ mịn mà mềm hơn, không gặp phải các lỗi khí to trên bề mặt bánh.

Bước 5: Nấu bánh

Bạn cắm phích nồi cơm và bật nấu với chế độ thông thường. Sau đó, dùng cần gạt của nồi để xem bên trong có mở hay kiểm tra bánh đã chín hay chưa. Lâu lâu phải xì hơi để không bị đọng nước trên bề mặt.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-10Nấu bánh

Cách làm bánh Doraemon

Bánh rán Doraemon là món ăn có nguồn gốc từ Nhật Bản, gắn liền với tuổi thơ của chú mèo máy. Bánh có thể làm từ bột mì đa dụng hoặc sử dụng bột bánh rán chuyên dụng. Bánh có thể được ăn không hoặc kèm cùng các nhân khác như: đậu đỏ, mật ong, pate…

Nguyên liệu:

  • Bột mì đa dụng số 11 – 150 gram(có thể thay thế bằng bột bánh rán chuyên dụng);
  • Trứng – 2 quả
  • Mật ong – 25 ml
  • Đường – 50 gram
  • Dầu ăn – 15 ml
  • Nước – 100 ml

Cách làm:

Bước 1: Đập trứng và trộn với bột

Cho bột ra tô, bạn có thể ray mịn để loại bỏ các phần bột bị vón trước. Đập trứng vào tô bột và đổ hết phần đường vào. Trộn các nguyên liệu lại với nhau, trộn đều tay theo một chiều. Cho tiếp một ít mật ong và dầu ăn vào và đảo đều.

Đổ hết 100ml nước vào hỗn hợp, đổ từ từ và khuấy đều đến khi hỗn hợp có độ sánh mịn vừa phải.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-11Đập trứng và trộn với bột

Bước 2: Chuẩn bị chảo và tiến hành rán bánh

Đầu tiên, bỏ chảo lên bếp, quét một lớp dầu ăn mỏng lên bề mặt chảo để đảm bảo khi rán bánh không bị khét và cũng không quá nhiều sẽ làm mẻ bánh không được ngon.

phan-biet-cac-loai-bot-mi-13Thoa đầu

Sau khi chảo nóng đều, hạ lửa thật nhỏ và đổ bánh nhẹ nhàng vào chảo chảy xuống, bánh sẽ tròn và lan ra tạo thành khuôn bánh rán. 

phan-biet-cac-loai-bot-mi-14Đổ bánhRán bánh trong vòng 3 đến 4 phút, lật mặt đảo đều với chế độ lửa nhỏ nhất. Bạn cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột.phan-biet-cac-loai-bot-mi-16Lật bánh rán

Bước 3: Thưởng thức bánh rán cùng gia đình

Sau khi rán xong mẻ bánh, bạn có thể rưới thêm một phần mật ong để tạo độ thơm ngon hoặc có thể ăn không theo ý thích. Hoặc trét thêm một phần mứt việt quất, mâm xôi… 

phan-biet-cac-loai-bot-mi-15Cách làm bánh Doraemon

Hy vọng với bài viết này các bạn đã biết cách phân biệt các loại bột mì có mấy loại, nên chọn loại bột mì nào để phù hợp làm bánh, chế biến món ăn nhé!

Xem thêm  Trình độ chuyên môn là gì? Phân biệt trình độ chuyên môn và trình độ học vấn?

0 ( 0 bình chọn )

Thác Trầm Hương KTH

https://thactramhuong.vn
Nơi tổng hợp các kiến thức cơ bản nhất về trầm hương mang đến cho bạn cái nhìn khái quát và hữu ích khi tìm hiểu về sản vật tuyệt tác của thiên nhiên này.

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm