Sáng sớm 14/11, ông Giridharan (34 tuổi, nhân viên ngân hàng) tỉnh dậy, chóng mặt, nôn mửa và khó thở. Anh cố gắng gọi điện cho vợ mình – chị Pavithra (31 tuổi) để cầu cứu thì phát hiện vợ và cả hai con đều đang hôn mê.
Ngay khi nhận ra có điều gì đó không ổn, anh đã cố gắng gọi xe cấp cứu.
Sau đó cả gia đình được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Sau nhiều giờ cấp cứu, vợ chồng ông Giridharan đã may mắn giữ được mạng sống. Tuy nhiên, hai đứa trẻ Vaishnavi (6 tuổi) và em trai Sai Sudharshan (1 tuổi) đã không qua khỏi. Thi thể của hai đứa trẻ đã được chuyển đến Bệnh viện Chính phủ Chromepet để khám nghiệm tử thi. Cha mẹ của những đứa trẻ cũng được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện tư nhân ở Porur.
Nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường, cảnh sát đã dựa vào kết luận của bác sĩ và kết quả khám nghiệm tử thi để điều tra, làm rõ vụ việc.
type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” loading=”lazy”/>
Đêm kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của hai đứa trẻ bất hạnh. (Ảnh minh họa: Internet)
Đêm “định mệnh”
Mọi chuyện bắt đầu vào thứ Tư, ngày 13 tháng 11, khi ông Giridharan liên hệ với một công ty kiểm soát dịch hại ở T Nagar thông qua dịch vụ trực tuyến để xử lý chuột và côn trùng tại nhà ông ở Chennai. Trong khi vợ anh, Pavithra, đưa các con đi chùa, nhân viên công ty đến xịt và đặt bẫy gel, thuốc bên ngoài nhà. Chiều hôm đó cả nhà về và tối hôm đó ngủ trong phòng máy lạnh như thường lệ. Tuy nhiên, “thần chết” đã lặng lẽ đến thăm gia đình ông Giridharan vào đêm hôm đó.
Theo báo cáo của cảnh sát, chất độc trong thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt chuột đã khuếch tán trong không khí thành khí dung và tích tụ trong phổi của cả 4 người. Vì phòng có điều hòa, cửa đóng kín tạo điều kiện thuận lợi cho chất độc ảnh hưởng đến cả gia đình.
Bác sĩ Chandrasekaran, chuyên gia cấp cứu tại Bệnh viện SRM (Chennai), cho biết: “Thuốc diệt chuột và thuốc trừ sâu có nhiều dạng như bột, viên, bánh, gel, thuốc xịt. Chúng thường chứa kẽm photphua và nhôm photphua. Những chất này rất độc và mỗi dạng có độc tính khác nhau. Trong trường hợp 2 đứa trẻ tử vong, và các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa và nghẹt thở cho thấy ngộ độc phốt pho hữu cơ (một loại hóa chất có trong thuốc trừ sâu) có thể là nguyên nhân. Khi sử dụng trong phòng kín, người ta hít phải chất độc và có thể xảy ra tử vong.
Ngay sau khi làm rõ nguyên nhân, cảnh sát đã nhanh chóng khởi tố 3 cá nhân thuộc công ty diệt côn trùng. Hai nhân viên Dinakaran và Shankar Das đã bị bắt. Chủ sở hữu công ty, Premkumar, hiện đang bỏ trốn và một đội đặc biệt đã được thành lập để bắt giữ anh ta.
type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” loading=”lazy”/>
Cảnh sát đã bắt giữ hai nhân viên của công ty kiểm soát dịch hại. Ảnh minh họa
Đến thời điểm hiện tại, vợ chồng ông Giridharan đã qua cơn nguy kịch nhưng cả hai vẫn phải theo dõi tại phòng ICU trong hai ngày tới. Do một số vấn đề về sức khỏe nên cả hai vợ chồng vẫn chưa biết rằng hai đứa con của mình đã qua đời.
Vụ việc hiện đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận Ấn Độ. Bi kịch đau lòng mà gia đình ông Giridharan gặp phải giống như hồi chuông cảnh báo con người sử dụng hóa chất độc hại để giết hại động vật, côn trùng gây hại.
Liên quan đến vụ việc này, nhiều bác sĩ đã nhắc nhở người dân nên thận trọng hơn để tránh xảy ra những sự việc đau lòng tương tự.
Bác sĩ Karthikeyan, Bệnh viện chuyên khoa Meenakshi (Madurai), cho biết: “Thuốc diệt chuột có ba loại: bột, viên nén và gel. Người ta thường cho rằng dạng gel là nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, ngay cả việc hít phải thuốc diệt chuột cũng có thể gây ra vấn đề. Kẽm photphua trong thuốc diệt chuột có thể gây ngạt thở. Trong các nhãn chứng nhận của Ấn Độ, nó được đánh dấu là 'Cao nguy hiểm', có nghĩa là 1–50 mg chất ăn vào có thể gây chết người.”
type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” loading=”lazy”/>
Ngộ độc thuốc diệt chuột có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở người và động vật. Ảnh minh họa
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc diệt chuột và thuốc trừ sâu
1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cảnh báo trên bao bì của thuốc. Luôn sử dụng đúng liều lượng và phương pháp sử dụng theo chỉ dẫn. Sử dụng quá nhiều thuốc diệt chuột có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người dùng.
2. Bảo quản thuốc diệt chuột ở nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
3. Khi sử dụng nên đeo găng tay và khẩu trang cẩn thận để tránh tiếp xúc trực tiếp. Cẩn thận không ăn, uống hoặc hút thuốc khi tiếp xúc với thuốc diệt chuột hoặc côn trùng.
4. Rửa tay thật sạch sau khi sử dụng thuốc.
5. Ngăn chặn trẻ em và vật nuôi tiếp cận những khu vực đã sử dụng thuốc.
6. Trong trường hợp thuốc diệt chuột dính vào da, mắt hoặc nếu nghi ngờ nuốt phải, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.
7. Luôn giữ số điện thoại của trung tâm chống độc để liên lạc khi cần thiết.
Bằng cách làm theo những hướng dẫn này, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ ngộ độc không cần thiết.
Ý kiến bạn đọc (0)